- Tăng cường sức đề kháng và chỉ số BMI
- Chỉ số BMI là gì?
- Vai trò của chỉ số BMI với sức khỏe con người
- Ý nghĩa thực tiễn
- Lời kết
Tăng cường sức đề kháng và chỉ số BMI
Hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên vận động, tập thể dục điều độ là chìa khóa để cải thiện tình trạng thừa cân và tránh được các bệnh liên quan đến thừa cân. Điều đó có thể khó khăn chúng ta khi mà ngày nay công việc và học tập khiến chúng ta phải tiếp xúc với máy tính và điện thoại rất nhiều.
Các nghiên cứu khuyến cáo rằng con người càng dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình thì chúng càng ít tập thể dục vận động, điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thể trạng, cân đối của cơ thể (chỉ số BMI).
Chỉ số BMI là gì?
Cụm từ Body Mass Index có tên viết tắt là BMI, có nghĩa là chỉ số khối cơ thể. Thông qua chỉ số này có thể xác định được cơ thể đang trong tình trạng thiếu dinh dưỡng, ổn định hay béo phì, giúp chúng ta có phương pháp để cải thiện tình trạng của cơ thể.
Cách tính chỉ số BMI dựa trên cân nặng và chiều cao của cơ thể theo công thức sau:
BMI = Cân nặng (kg) / Chiều cao x Chiều cao (m)
Body Mass Index có đơn
W là chiều cao của cơ thể (m).
H là cân nặng có thể (kg).
Vai trò của chỉ số BMI với sức khỏe con người
Chỉ số BMI đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng cơ thể đang ở mức ổn định, suy dinh dưỡng hay béo phì. Việc duy trì tính ổn định của chỉ số trên giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, hạn chế những vấn đề sau: Gây rối loạn chức năng hoạt động của một số cơ quan như: tim mạch, túi mật…, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến nội mạc tử cung, vú, đại tràng, buồng trứng…, cải thiện các chức năng khớp.
Trong đợt giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, tập luyện thể dục thể thao (TDTT) tại chỗ được xem là giải pháp hữu hiệu giúp người dân tăng sức đề kháng để phòng, chống bệnh tật, cải thiện thể trạng. Ngoài việc nên tìm hiểu kỹ thuật, kiến thức tập luyện, người dân rất cần sự hướng dẫn về chuyên môn để việc rèn luyện thân thể phát huy hiệu quả cao nhất.
Ý nghĩa thực tiễn
Tập luyện thể thao không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp trí óc và tâm trạng được cải thiện. Tập luyện thể thao sẽ giúp tim, phổi và cơ bắp phát triển. Trái tim là một khối cơ bắp lớn và khi luyện tập thể thao đồng nghĩa với việc sở hữu được một quả tim khỏe mạnh hơn. Các bài tập thể thao cũng giúp tăng cường cơ bắp, nó giúp cơ bắp khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Các hoạt động như lái xe, trượt ván hay nhảy múa không chỉ giúp cơ thể khỏe hơn mà còn giúp tinh thần bạn thoải mái hơn. Không những vậy mà còn giúp chúng ta luôn có một trí tuệ minh mẫn, một tinh thần sảng khoái, đầy năng lượng.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã biết cách đo và tính chỉ số BMI cho mình rồi đúng không nào?. Vậy bạn đang thiếu cân hay béo phì? Nếu chỉ số BMI chưa đạt mức lý tưởng, bạn hãy lên kế hoạch cải thiện thể chất ngay từ bây giờ nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến những kiến thức bổ ích dành cho bạn. Và nhớ rằng thể dục thể thao không những tăng cường sức khỏe chống chọi bệnh tật và giúp chúng ta có một vóc dáng đẹp tự tin trước mọi người.